Cây cúc tần Ấn Độ là cây gì?

Cúc tần là một loại cây thân thảo có xuất xứ từ đất nước Ấn Độ. Cây cúc tần Ấn Độ thuộc họ dây leo nhưng không có khả năng leo bám cao như các loại cây khác trong cùng họ, do đó khi phát triển thường buông thõng hoặc bò dài trên mặt đất.

Cây cúc tần Ấn Độ rất dễ nhận biết dựa vào các đặc điểm sau:

  • Thân cây mềm, mảnh, khi còn nhỏ được bao phủ bằng một lớp lông tơ mịn màu xám.
  • Có hoa màu hồng tím, vươn ra ngay trên thân cây chính chứ không phải mọc từ các nhánh như những loại cây khác. Hoa mọc thành chùm, trong đó có hai loại: hoa lưỡng tính (bao xung quanh) và hoa cái (ở giữa).
  • Cuống lá rất ngắn hầu như không thể nhận ra nên mọi người thường nghĩ lá cúc tần không có cuống. Lá mọc ra so le với nhau và xung quanh mép lá có hình răng cưa.
  • Quả của cây cúc tần Ấn Độ rất hiếm khi hình thành, có màu nâu nhạt, kích thước nhỏ, hình trụ và có 10 khía.

Đọc thêm: Ban công chung cư đẹp dành cho người thích thẩm mỹ

Cay cuc tan an do
Cây cúc tần Ấn Độ thường được dùng để trang trí cho các tòa nhà

Tại sao cây cúc tần Ấn Độ được ưa chuộng

Lý do khiến cho giống cây này phổ biến như vậy là vì chúng có rất nhiều công dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể như:

Chữa bệnh

  • Khi cảm sốt kèm theo triệu chứng nhức đầu, chúng ta có thể đem thái lá cúc tần để pha uống đồng thời kết hợp với việc xông hơi, sẽ làm thuyên giảm triệu chứng nhức đầu.
  • Mang lá cúc tần hầm với óc heo còn có thể chữa trị việc đau đầu do căng thẳng hay làm việc quá sức.
  • Chữa bệnh viêm phế quản bằng món cháo cúc tần hầm với thịt bằm.
  • Kết hợp với hoa cứt lợn và cây cỏ xước để điều trị viêm họng, viêm mũi dị ứng, ho kéo dài.
  • Giảm bệnh hen suyễn trong vòng 3 tháng nếu sử dụng cúc tần với rau muống.
  • Chữa các bệnh xương khớp như: đau lưng, gai cột sống, thấp khớp…
  • Ngoài ra cây cúc tần Ấn Độ còn có các công dụng khác: chữa bệnh trĩ, lợi tiểu, làm tan máu bầm, v.v…

Phong thủy

Ngoài công dụng chữa bệnh, cây cúc tần còn có ý nghĩa phong thủy, mang lại năng lượng tích cực giúp mọi người luôn lạc quan, yêu đời. Không những thế, chúng còn được biết đến như một loài cây tượng trưng cho sự may mắn, niềm tin và hy vọng mãnh liệt, đặc biệt là đối với những ai thuộc mệnh Thổ và mệnh Mộc.

Cay cuc tan An Do
Cây cúc tần Ấn Độ tại một quán cafe

Trang trí

Mọi người thường sử dụng cây cúc tần Ấn Độ cho mục đích trang trí. Khi dạo quanh các con đường chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được những bức tường cây cúc tần. Cây cúc tần thường được sử dụng để trang trí vì những ưu điểm sau:

  • Cúc tần có sức sống mãnh liệt, thích nghi cao với mọi điều kiện thời tiết nên có thể xanh tốt quanh năm.
  • Khả năng phát triển nhanh, trong vòng một năm đầu tiên nếu chăm sóc tốt cây có thể vươn dài ra đến 15m.
  • Rất ít rụng lá và không có rễ phụ nên không cần chăm sóc, quét dọn nhiều.
  • Cúc tần rất dễ trồng, không yêu cầu làm giàn hay đỡ để leo, chúng có thể buông tự do và phát triển đủ dày để phủ kín một bức tường. Do đó cúc tần thường được trồng để làm mát mặt tiền của các căn nhà phố, giảm bớt cái nắng gay gắt vào thời tiết nóng.

Đọc thêm: 4 lưu ý khi lắp đặt hệ thống tưới cây tự động

Cách trồng cây cúc tần Ấn Độ

Cúc tần có sức sống mãnh liệt nên có thể sinh sôi nảy nở chỉ từ một nhánh cây, vì thế chúng ta có thể sử dụng phương pháp giâm cành để trồng cây cúc tần Ấn Độ. Bạn có thể cắt nhánh cúc tần từ các giàn cây đã phát triển rậm rạp hoặc có thể mua từ các cửa hàng cây cảnh với giá chỉ từ 10.000 – 30.000/nhánh. Lưu ý nên chọn các nhánh cúc tần xanh tốt, thân không bị xốp rỗng, cành lá không bị nhăn dập hay có màu bất thường, nhánh cây nên dài hơn 30cm.

Nếu bạn mua cây cúc tần thì thường sẽ có bầu đất bao quanh rễ cây và cọc tre để cúc tần quấn quanh, lúc này chỉ cần tháo bầu đất, đặt cây vào đúng vị trí rồi mới nhẹ nhàng tháo cọc tre và thả cho nhánh cây buông rủ tự do. Nếu nhánh cúc tần được bạn cắt về thì nên cho nhánh cây tiếp xúc với đất trước, phun thuốc kích rễ trong khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu thực hiện trồng như trường hợp trên.

Cúc tần là loại cây có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường, sống được trong đất có nhiều sỏi đá và kém dinh dưỡng nhưng nếu bạn muốn cây phát triển tốt thì Vina Vườn khuyến cáo nên làm những điều sau:

  • Đặt ở nơi thông thoáng, có nhiều nắng gió.
  • Sử dụng đất trồng sạch và xốp.
  • Kết hợp trộn phân NPK, phân bò tribat hoặc phân trung quế.

Ngoài ra bạn cũng có thể trồng cúc tần Ấn Độ bằng các gieo hạt.

Cay cuc tan An Do
Cúc tần giúp làm mát nhà cửa, ban công, sân thượng

Hướng dẫn chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ

Để cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trong quá trình chăm sóc cây cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Ánh sáng: không nên đặt cây ở vị trí hứng trọn ánh nắng mặt trời cả ngày. Có thể đặt chậu cây bên dưới một màng che mỏng hoặc đặt cây tựa lưng vào một bức vách theo hướng Đông hoặc Tây, mục đích là để cây chỉ phải nhận nắng vào một buổi trong ngày.
  • Nhiệt độ: không nên đặt cây gần khu vực có nhiệt độ cao như các khu nấu ăn, nơi đặt các loại máy tỏa nhiệt mạnh. Không tưới cây vào giữa trưa nắng nóng.
  • Đất trống: theo dõi khi đất trong chậu đổi màu, nếu không còn màu đen đậm thì nên thay một lớp đất mới tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn cho cây.
  • Nước tưới: khi cây còn nhỏ nên tưới đều đặn 1 ngày/lần, vì là cây thân thảo và bản thân có thể chịu được khô hạn nên không nên tưới quá nhiều sẽ làm hư thân cây. Khi cây đã lớn có thể giảm chế độ tưới còn 2 ngày/lần, đồng thời điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào hai mùa mưa nắng.
  • Phân bón: sử dụng các loại phân bón như đã nêu phía trên, bón định kỳ 2-3 tháng/lần là cây sẽ luôn xanh tốt, cành lá mọc ra đều và đẹp.

Đọc thêm: Những loại béc phun sương tưới lan tốt nhất hiện nay

Ứng dụng

  • Được trồng để trang trí và làm mát ban công, sân thượng.
  • Bố trí để có thể leo lên các vách tường trống tại các khu biệt thự. Vừa làm đẹp, vừa hình thành bức màn ngăn cách không gian, tạo được sự riêng tư cho chủ nhà.
  • Thiết kế cho cây leo lên giàn để tạo thành mái che hoặc một loại cổng vòm độc đáo, tăng thêm không gian sinh hoạt cho ngôi nhà.
  • Trồng tại các khu công trình đô thị như vườn hoa, công viên hoặc góp phần làm phong phú thêm tiểu cảnh cho các nhà hàng, quán cà phê…