Ngày diệt sâu bọ là ngày nào
Ngày diệt sâu bọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) ở Việt Nam còn gọi là Tết Đoan Ngọ hoặc Tết diệt sâu bọ, là một ngày lễ tết truyền thống của những quốc gia thuộc khu vực Đông Á như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên. Ngày này theo văn hóa được truyền lại từ lâu đời rất có ý nghĩa đối với người làm trồng trọt, đánh dấu một giai đoạn canh tác mới trong năm. Mọi người tổ chức ngày diệt sâu bọ với mục đích cầu mong cho một vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa bằng cách thực hiện nhiều hoạt động như: diệt sâu bọ, cúng kiếng, tẩy rửa, phóng sinh… Người dân Việt Nam tổ chức Tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày diệt sâu bọ
Ngày diệt sâu bọ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lưu truyền bằng những câu chuyện kể với nhiều phiên bản khác nhau được người dân thêm vào những tình tiết cho hấp dẫn, nhưng nội dung chính thì không thay đổi. Theo đó, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, sau khi kết thúc vụ mùa đầu tiên trong năm, người nông dân mới nấu một bữa thịnh soạn để cùng nhau ăn mừng vì được mùa. Đúng lúc này, có rất nhiều sâu bọ kéo đến nhằm ăn lượng trái cây và nông sản đã thu hoạch của mọi người, mặc dù làm rất nhiều cách để xua đuổi nhưng vẫn không có kết quả gì. Bỗng nhiên, xuất hiện một ông lão mới bày kế, chỉ cho người dân làm bánh tro và lấy một ít trái cây đơn giản để cúng bái, làm xong thì đuổi được đám sâu bọ phá hoại đi, mọi người vô cùng vui mừng và kể từ đó hằng năm cứ tổ chức cúng kiếng như thế vào thời điểm này.
Sở dĩ còn có cái tên là Tết Đoan Ngọ là bởi vì người ta thường hay cúng vào giữa trưa, Đoan là giữa còn Ngọ là thời điểm từ 11h đến 1h trưa hằng ngày.
Tại sao phải diệt sâu bọ
Sâu bọ được ví như kẻ thù của nhà nông, ngoài lũ lụt, thiên tai thì đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất xấu đến năng suất thu hoạch của vụ mùa. Bên cạnh những lời đồn, những câu chuyện về sự tích của ngày diệt sâu bọ, thực tế cho thấy rằng vào khoảng thời gian đầu tháng 5 âm lịch hàng năm là thời điểm khí hậu bắt đầu ẩm và nóng đến cực điểm, môi trường này cực kì thích hợp cho sâu bọ phát triển, đồng thời việc thu hoạch của mùa vụ trước thu hút rất nhiều sâu bọ đến quấy phá. Chính vì vậy, đây là lúc phải tích cực diệt sâu bọ vừa để bảo vệ cho nông sản vừa để chuẩn bị cho mùa vụ sắp tới diễn ra thuận lợi.
Ngày diệt sâu bọ thường ăn gì
Vào ngày này người ta thường ăn những món tốt cho tiêu hóa:
- Món đầu tiên không thể thiếu đó là rượu nếp, ban đầu người ta sử dụng rượu được nấu kỹ từ nếp, ngâm cẩn thận đợi đến ngày diệt sâu bọ là dùng, sau đó vì để trẻ em có thể ăn được nên mới làm thành cơm rượu với vị ngọt nhiều, ít vị chát.
- Món thứ hai là bánh tro, được sử dụng nhiều ở miền nam và miền trung, bánh được làm từ gạo đã ngâm từ nước trong sau đó gói bằng lá chuối nên dễ ăn, dễ tiêu rất tốt cho đường ruột. Ở miền Bắc không dùng bánh tro vào ngày diệt sâu bọ mà chế biến thịt vịt, đặc biệt là món tiết canh vịt, cũng tốt cho hệ tiêu hóa.
- Cuối cùng là ăn các loại trái cây có vị chua hoặc chát như mận, dữa, măng cụt… nhằm tiêu trừ các vi khuẩn có hại trong cơ thể đồng thời bổ sung vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh.
Làm gì vào ngày diệt sâu bọ
Tẩy rửa cơ thể
Vào ngày diệt sâu bọ, người xưa quan niệm không chỉ cần phải diệt những loài bên ngoài vườn cây ruộng đồng và còn phải diệt những loại sống bám và gây hại cho cơ thể chúng ta (giun, sán, vi khuẩn…). Nhiều nơi thường có tập tục như sau: sáng sớm trước khi đặt chân xuống giường cần súc sạch miệng bằng nước ấm, thoa dầu vào rốn, ngực và thóp đầu, sử dụng một rượu nếp để làm sâu bọ say rồi ăn những loại hoa quả chua chát để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên vì tính chất cổ hũ nên phong tục này dần biến mất, chỉ giữ lại những việc bảo vệ cơ thể một cách hợp lý, cụ thể là:
- Tắm bằng thảo mộc: Vào ngày này, gia đình nên chuẩn bị những loại lá cây có tính chất khử khuẩn và làm thoải mái tinh thần như: lá mùi, lá tía tô, kinh giới, xả, lá tre..Nấu một nồi nước từ các loại lá này sau đó tắm gội toàn thân sẽ rất tốt cho cơ thể
- Tẩy giun: Để chắc chắn cho cơ thể đào thải những loại sinh vật có hại ra khỏi cơ thể, nhiều gia đình cho trẻ uống thuốc tẩy giun vào Tết Đoan Ngọ, mỗi năm sẽ có 2 lần tẩy giun đối với trẻ em dưới 12 tuổi, vì vậy đây cũng là thời điểm thích hợp để trở thành 1 trong 2 lần tẩy giun trong năm.
Quét dọn nhà cửa
Sau khi đã làm sạch cơ thể, chúng ta cần mở rộng phạm vi làm sạch ra xung quanh, vệ sinh nhà cửa, lau chùi quét dọn, giặt giũ chăn màn trong nhà để tránh ẩm mốc, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.
Tạo sự may mắn
Theo những phong tục từ xưa truyền lại, người ta thường tạo ra sự may mắn trong ngày diệt sâu bọ bằng cách:
- Cúng kiếng: bày một mâm cúng đơn giản với rượu nếp. trái cây, bánh tro,… tùy vào mỗi địa phương. Thời điểm đúng để cúng là vào giữa trưa nhưng vì muốn sử dụng luôn những loại thức ăn này từ sớm để tẩy rửa cơ thể nên một số nơi cũng có thể thực hiện cúng từ sớm.
- Treo một cành xương rồng trước cửa để đón may mắn vào nhà, xua đi âm khí.
- Phóng sinh chim cá để tu nhân tích đức, quảng kết thiện duyên, cầu mong trời phật phù hộ cho mùa vụ sắp tới.
Khảo cây giờ ngọ
Đây là một việc làm vào ngày diệt sâu bọ mà giờ đây rất ít người làm, nghi thức khảo cây giờ ngọ bao gồm hai người, vào đúng giữa trưa một người sẽ leo lên cây, một người đứng bên dưới đập vào thân cây và bắt đầu tra khảo về tình hình mùa màng tiếp theo, người trên cây sẽ trả lời những điều tốt đẹp mà gia đình mong muốn như cây ra sai trái, hoa tươi tốt…
Diệt sâu bọ
Phần không thể thiếu trong ngày diệt sâu bọ chính là trực tiếp thực hiện tiêu trừ sâu bọ. Đa số những ai có vườn cây ăn trái hay sinh sống bằng nghề trồng trọt mới thực hiện việc này. Mọi người thường chia nhau ra mỗi người một việc, vì có rất nhiều việc nên chủ yếu là làm đủ các phần việc trong đúng ngày Tết Đoan Ngọ mà không cần hoàn thành từng hạng mục. Người dân sẽ phá tổ mối, tổ kiến, đốt lá để xua đuổi những con vật gây hại, phát quang bụi rậm tránh không cho chúng làm ổ và sinh sống, đồng thời phun thuốc cho các loại cây trồng trong vườn, liều lượng và chủng loại tùy thuộc vào loại cây của mỗi nhà.
Những câu hỏi thường gặp
Ngày diệt sâu bọ (Tết Đoan Ngọ) theo truyền thống được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, đây là thời điểm kết thúc mùa vụ đầu tiên trong năm, chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.
Theo những nghi thức truyền lại từ xa xưa, vào ngày này chúng ta chỉ làm những việc để cầu mong cho vụ mùa sắp tới bội thu, không bị sâu bọ quấy rối. Do đây là thời điểm sinh sôi của rất nhiều loài sâu bọ nên việc tiêu diệt chúng vẫn luôn được nhà nông thực hiện vào ngày này.
Tùy vào từng địa phương mà có những thay đổi trong mâm cúng, những món chính vẫn là: cơm rượu, bánh tro, cua gạch, trứng luộc, trái cây (mận, dứa hoặc măng cụt)